Như thế nào là bộ ảnh chân dung đẹp ?
Như thế nào được gọi là ảnh chân dung ? Trước tiên chúng ta cùng xem lại định nghĩa về ảnh chân dung tại trang web chính thống của hội nhiếp ảnh Việt Nam : tại đây
Sở dĩ mình nói chệch hướng cũng là không muốn bài viết này sẽ gây war hoặc gây hiểu nhầm kể cả một số vấn đề khác.
Thường gặp nhất là trường hợp những tay máy mới quá quan tâm đến da trắng mặt xinh, dẫn đến việc lạm dụng photoshop quá mức đến nỗi người trong ảnh không còn là chính họ. Trong khi đối với ảnh chân dung, cần nhất là sự chân thật đồng thời phải lột tả được thần thái của nhân vật trong ảnh.
Với mình, những bộ ảnh mà model da mịn như sáp, trắng như bông bưởi.... thực sự không thu hút và càng ít có giá trị lưu giữ kỷ niệm đúng nghĩa. Dù biết rằng đó là nhu cầu, ai cũng cần một bộ ảnh đẹp nhưng nếu được, bạn vẫn nên có một bộ ảnh chân dung chân thật ít photoshop nhất có thể. Bởi trong album đó, bạn chính là bạn mà không phải một ai khác, và chắc chắn rằng có trải qua vài chục năm nữa thì những hình ảnh đó vẫn đem lại các giá trị đích thực cho bạn.
Và khiếm khuyết nữa mà hầu như những tay máy mới thường hay mắc phải đó là vấn đề bố cục. Họ thường xoay nghiêng tấm hình, và crop ảnh khá thoải mái dẫn đến việc mẫu mất tay, mất chân .... nhìn không đẹp.
Một số nói rằng đó là sự phá cách. Nhưng bạn đã thực sự hiểu về bố cục để phá cách chưa ? Xin thưa rằng bố cục không chỉ có quy tắc 1/3 hay tỉ lệ vàng, hãy nắm rõ những căn bản trước khi phá cách ! Bởi vì bên cạnh 02 loại đó vẫn còn nhiều loại bố cục mà chúng ta thường không biết hoặc bỏ qua như bố cục về màu sắc, tương phản, đường nét, ánh sáng...
Trên đây là những nhận xét cá nhân của mình về một bộ ảnh chân dung đúng nghĩa, có thể còn thiếu sót nhưng mình tin rằng chỉ cần bạn khắc phục được những lỗi trên chắc chắn bạn sẽ có được một bộ ảnh chân dung đẹp đúng nghĩa !
Một số nói rằng đó là sự phá cách. Nhưng bạn đã thực sự hiểu về bố cục để phá cách chưa ? Xin thưa rằng bố cục không chỉ có quy tắc 1/3 hay tỉ lệ vàng, hãy nắm rõ những căn bản trước khi phá cách ! Bởi vì bên cạnh 02 loại đó vẫn còn nhiều loại bố cục mà chúng ta thường không biết hoặc bỏ qua như bố cục về màu sắc, tương phản, đường nét, ánh sáng...
Trên đây là những nhận xét cá nhân của mình về một bộ ảnh chân dung đúng nghĩa, có thể còn thiếu sót nhưng mình tin rằng chỉ cần bạn khắc phục được những lỗi trên chắc chắn bạn sẽ có được một bộ ảnh chân dung đẹp đúng nghĩa !